Introduction (giới thiệu):
Đối tượng học viên:
Tài liệu này dành cho những người đã
được học tiếng Anh ở trường, hoặc có trình độ Anh Văn tương đương với bằng A.
Mục đích:
giúp cho người học dễ dàng và nhanh
chóng nắm vững và sử dụng thành tiếng Anh theo kiểu tự nhiên (Idiomatic
English) giống như người bản xứ của các nước nói Tiếng Anh, chứ không phải là
loại TA theo kiểu special English (loại TA đã được làm cho đơn giản hóa quá
nhiều dành cho những người không thuộc các nước nói TA).
Cách học:
+ Các định nghĩa quan trọng nhất về
ngữ pháp và cấu trúc câu được tập trung chủ yếu ở 4 bài đầu tiên, do đó 4 bài
đầu tiên là 4 bài khó nhất và nhàm chán nhất, tài liệu này gồm tất cả là 77 bài
học.
+ Đọc các định nghĩa trước, sau đó
đọc các câu ví dụ để hiểu cách ứng dụng của các định nghĩa đó, đọc càng nhiều câu
ví dụ thì càng dễ hiểu các định nghĩa.
+ Để cho người học dễ hiểu, thì các
câu ví dụ trong các bài học ở sau thường được chú thích là phải tham khảo 1
định nghĩa ở 1 mục nào của các bài học trước đó, hoặc ngược lại.
+ Nếu sau khi đã đọc kỹ 1 định nghĩa
nào đó, và xem các câu ví dụ có liên quan mà vẫn chưa hiểu kỹ được, thì cứ tiếp
tục học sang các bài tiếp theo để gặp thêm nhiều câu ví dụ nữa và sẽ hiểu được
dễ dàng.
+ Trong TA không có khái niệm khó
hay dễ, cao cấp hay thấp cấp, mà chỉ là quen hay không quen, vì một khi quen
thì sẽ thấy dễ, không quen thì sẽ thấy là khó. Tức là cho dù 1 cấu trúc, hay 1
câu nào đó cho dù có khó và lạ lẫm đến mức độ nào đi nữa, nếu như ta tập dùng
nó thường xuyên và đọc nhiều ví dụ liên quan về nó thì sẽ sớm sử dụng được nó 1
cách thành thạo.
+ Tất cả các câu ví dụ trong toàn bộ
tài liệu này toàn là những câu rất thực tế, thông dụng trong cuộc sống, do đó
cần phải đọc hiểu và học thuộc lòng luôn cả câu, chứ không phải chỉ học thuộc
vài từ trong câu (đến khi nào quá giỏi rồi thì không cần phải học thuộc lòng
nữa).
+ Học viên nên học thuộc lòng tất cả
các câu ví dụ trong tài liệu này, kể cả như câu ví dụ rất ngắn, trông có vẻ rời
rạc, không ăn nhập gì với bài học.
+ Tài liệu này không đề cập đến các vấn
đề đơn giản, dễ hiểu như "Các thể chủ động, bị động", "Các loại
câu điều kiện"...vì học viên có thể dễ dàng tra cứu hay tìm kiếm trên
Internet hay trong mục "Tổng Hợp Ngữ Pháp" trên blog có địa chỉ
là Phan Huy Ich English Club
+ Tài liệu này chỉ tập trung giải
quyết các vấn đề quan trọng nhất, khó hiểu nhất, ít được đề cập đến ở những
giáo trình hay tài liệu khác, nhưng lại là quan trọng nhất nếu như muốn giỏi
được AV.
+ Để cho dễ hiểu, dễ ứng dụng, có
nhiều định nghĩa về ngữ pháp và cấu trúc câu trong tài liệu này khác hoàn toàn
với các giáo trình hay các tài liệu thông thường, nhưng vẫn đảm bảo cho học
viên có kỹ năng viết rất tốt và làm bài thi rất tốt khi cần thiết.
+ Các câu ví dụ trong tài liệu
này có độ khó cao ngay từ bài đầu tiên, với mục đích tập cho học viên làm quen
ngay với các cấu trúc ngữ pháp, các kiểu câu, cách viết, cách nói tự nhiên của
người bản xứ trong công việc và đời sống hàng ngày, giúp cho học viên tiết kiệm
được thời gian và công sức khỏi phải học các câu ví dụ đơn giản, vô thưởng vô
phạt, không ứng dụng được vào cuộc sống, đây chính là cái cách mà chúng ta đã
học tiếng mẹ đẻ.
+ Cách ký hiệu, ghi chú thường
dùng trong các bài giảng:
- Các từ hay cụm từ bỏ trong dấu
ngoặc đơn trong 1 câu nào đó thường là dùng để chú thích, giải thích và có thể
bỏ đi mà không làm cho câu bị sai ngữ pháp.
-...A/B/C/D....ký hiệu này được hiểu
là có thể sử dụng 1 trong các từ hay cụm từ A, B, C, D.
Những vấn đề cần phải
nắm vững để giỏi AV (các vấn đề này đã được giải thích rất rõ ràng và được giải
quyết triệt để trong tài liệu này) :
1) Cách sử dụng các thì
trong TA:
Thông thường các học viên chỉ biết
cách sử dụng các thì cho những câu đơn đối với những tình huống đơn giản nhất,
còn trong trường hợp các câu phức có chứa nhiều động từ thì người học thường
không biết cách chia thì như thế nào cho đúng.
2) Cách làm giảm nhẹ ý
nghĩa của 1 từ trong Tiếng Anh:
Bằng cách học kỹ từ
"would", vì từ "would" không đơn giản chỉ là quá khứ của từ
"will" mang nghĩa là "sẽ" như ta vẫn thường tưởng, mà cách
sử dụng nó còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng khác.
3) Cách sử dụng loại động
từ chỉ giác quan (see, watch, find...):
Đây là loại động từ hay được sử dụng
nhiều nhất, nếu không nắm vững được cách sử dụng chúng thì sẽ không biết cách
để chia thì và ngôi thứ 1 cách đúng đắn cho các động từ khác đi theo sau nó
trong cùng 1 câu.
4) Cách sử dụng loại động
từ chỉ trạng thái (get, go, run, turn...):
Nếu không biết cách sử dụng loại
động từ này thì ta sẽ không biết được khi nào phải dùng 1 tính từ hay 1 trạng
từ để đặt sau 1 động từ nào đó.
5) Cách phân biệt nội
động từ và ngoại động từ:
Để biết được khi nào nên dùng câu
khẳng định, khi nào nên dùng câu phủ định, khi nào thì có thể viết được câu
ngắn gọn. Chúng ta nên nắm được 1 động từ nào đó là nội động từ hay là ngoại
động từ, hay là cả 2.
6) Cách sử dụng từ/cụm từ
giải thích dạng "V-ing" hay "To-Verb":
Trong TA thông dụng, người ta ít khi
nào dùng nhiều câu đơn ghép lại để diễn đạt vì như thế sẽ rất dài dòng và mất
nhiều thời gian, mà thường dùng kiểu câu phức bằng cách lồng ghép các câu đơn
lại với nhau chủ yếu bằng cách sử dụng từ/ cụm từ giải thích.
Do đó trong toàn bộ tài liệu này, phần lớn các câu ví dụ sẽ viết theo cách này
ngay từ bài học đầu tiên.
7) Sử dụng thành thạo nhiều thành
ngữ, đặc ngữ (idioms and phrasal words) thông dụng:
Vì các thành ngữ giúp cho việc diễn
đạt TA được ngắn gọn hơn, chính xác hơn, có màu sắc hơn. Nếu không sử dụng
thành ngữ thì ta vừa phải diễn đạt dài dòng hơn, vừa gây khó hiểu hơn cho người
đọc, người nghe.
8) Nắm vững cách sử dụng các từ đồng
nghĩa:
Trong 1 nhóm từ đồng nghĩa, ta phải
biết được chính xác nên dùng từ nào trong ngữ cảnh nào.
9) Cách sử dụng thể tiếp diễn:
Thể tiếp diễn không chỉ đơn giản
mang ý nghĩa là “đang”, mà nó còn có nhiều ứng dụng khác.
Lesson 1
Lưu ý:
Trước khi bắt đầu học bài số 1, nên đọc kỹ phần giới thiệu (Introduction) ở trên.
Lưu ý:
Trước khi bắt đầu học bài số 1, nên đọc kỹ phần giới thiệu (Introduction) ở trên.
1. Note A: Các khái niệm cơ bản:
1.1) Các thành phần cơ bản của 1
câu:
Xét ví dụ sau:
He misses her very much = Anh ấy nhớ
cô ấy rất nhiều.
Trong đó:
+ "He" đóng vai trò chủ từ
(Chủ từ là chủ của hành động, là đối tượng tạo ra hành động, là "chủ"
của động từ.)
+ "Miss" đóng vai trò động
từ.
+ "Her" đóng vai trò túc
từ/ tân ngữ (Túc từ/ tân ngữ là đối tượng chịu tác động của động từ).
+ Who does he miss? = Anh ấy nhớ ai
(đối tượng được hỏi là túc từ).
+ Who misses him? = Ai nhớ anh ấy
(đối tượng được hỏi là chủ từ, cho nên không có dùng "does" giống
như câu hỏi về túc từ ở phía trên, mà được viết ở dạng giống như
câu khẳng định và có thêm dấu "?" ở cuối câu).
1.2) Một số cách gọi tên liên quan đến loại động từ trong Tiếng Anh hay gặp:
1.2) Một số cách gọi tên liên quan đến loại động từ trong Tiếng Anh hay gặp:
Có rất nhiều cách gọi tên động từ,
để đơn giản hóa chúng ta chỉ nên để ý đến các cách sau:
1.2.1) Động từ "to be": be, are, is,
am, was, were, been.
1.2.2) Động từ thường (ordinary
verb), thường gồm 2
loại:
+ Động từ thường dùng để chỉ hành
động: He kicks the ball high = anh ấy đá trái banh bay cao ("kick"
chính là động từ chỉ hành động "đá").
+ Động từ thường chỉ trạng thái, đi
theo sau động từ này là tính từ: The
leaves are to turn yellow when the Summer has
passed into Fall (Lá sẽ ngả sang màu vàng khi mùa hè chuyển sang mùa đông,
động từ "turn" là động từ chỉ trạng thái, đi theo sau nó là tính từ
"yellow")(Tham khảo mục I.B ở phía dưới trong bài
này để hiểu cách sử dụng thì HTĐ ứng với trường hợp "are" và thì HTHT
ứng với trường hợp "has passed" trong câu trên) .
Lưu ý:
Có rất nhiều động từ vừa là động từ
chỉ hành động, vừa là động từ chỉ trạng thái, ví dụ như: come, go, turn, run,
get...
Ví dụ:
He gets to school everyday by bus =
Anh ấy đi đến trường hàng ngày bằng xe bus (lúc này "get = go = đi"
là động từ thường chỉ hành động.)
It gets dark = Trời trở nên tối dần
(lúc này "get" là động từ thường chỉ trạng thái, theo sau nó là tính
từ "dark").
1.2.3) Động từ chỉ giác quan dành cho các hành động được thực hiện thông qua 5 giác quan của con người: thị giác (thông qua mắt), xúc giác (thông qua cảm nhận của da), thính giác (thông qua tai), khứu giác (thông qua mũi), vị giác (thông qua lưỡi) (thực chất đây cũng là 1 dạng động từ thường): see, hear,
taste, smell, touch, watch, witness, find, feel...(tham khảo phần ở dưới của bài học này).
1.2.4) Nội động từ và ngoại động
từ (thực chất đây
cũng là 2 dạng của loại động từ thường) (tham khảo phần ở dưới của
bài học này).
1.2.5) Động từ khiếm khuyết (Modal
Verb): will, should,
can, may...
Lưu ý: Người ta thường hay xếp động
từ "to be" vào loại động từ thường, và động từ "to be" cũng
là 1 loại động từ chỉ trạng thái, khi đi theo sau nó là 1 tính từ, ví dụ như
trong câu "She is very nice".
Lưu ý: 3 loại động từ hay được sử dụng nhiều nhất và khó sử
dụng nhất trong thực tế chính là “động từ chỉ giác quan”, “nội
động từ và ngoại động từ” và “động từ chỉ trạng thái”; do
đó ta sẽ phân tích kỹ 3 loại động từ này trong toàn bộ giáo trình này.
2. Động từ chỉ giác quan: See, hear, taste, smell, find...
Trong một câu mà có các động từ chỉ
về giác quan như See, hear, taste, smell, find, feel, watch...; thì các động từ khác(ở thể chủ động) đi theo sau chúng phải ở dạng nguyên mẫu
không "to" hoặc dạng "V-ing" , bất chấp chủ ngữ của nó ở
bất cứ ngôi nào.
Ví dụ 2: I can hear the whistle blow =
Tôi có thể nghe tiếng còi (tàu) nổi lên(đây là 1 câu trích ra từ bài hát
"Five hundred miles"), hoặc
I can hear the whistle blowing
= Tôi có thể nghe tiếng còi (tàu) đang nổi lên.
Nghĩa là ta không thể viết: "I can hear the whistle blows", tức là không được thêm "s" vào sau động từ "blow" mặc dù "the whistle" là ngôi thứ 3 số ít.
Và ta cũng không thể viết "I heard the whistle blew", tức là không được dùng thì quá khứ của động từ "blow", mặc dù câu này ở thì quá khứ, vì lúc này động từ "heard" đã quyết định thì cho cả câu rồi, do đó không cần phải đổi "blow" thành "blew" nữa.
Còn nếu viết "I can hear the whistle blown", thì ta hiểu là động từ "blow" đang ở thể bị động, do động từ theo sau từ "hear" lúc này là "blow" đang được sử dụng ở hình thức Verb-PP là "blown" , chứ không phải là "blow" hay "blowing".
Các ví dụ bổ sung:
Ví dụ 1:
Yesterday I saw them talking to Mr
Tuan = Yesterday they were seen talking to Mr Tuan ( by me) = hôm qua tôi
thấy họ đang nói chuyện với Mr. Tuấn.
Nhận xét: mặc dù động từ chỉ
giác quan "see" đã lần lượt được sử dụng ở dạng chủ động và bị động
trong 2 câu của ví dụ 1 nhưng động từ "talk" đi kèm với nó trong 2
câu trên vẫn ở dạng V-ing (talking).
Ví dụ 2:
Yesterday I saw them talk to Mr Tuan
= Yesterday they were seen talk to Mr Tuan ( by me)= hôm qua tôi thấy
họ nói chuyện với Mr. Tuấn. (Ví dụ này khác với ví dụ trước là từ
"talk" dùng ở dạng nguyên mẫu, nên không được dịch là
"đang").
Ví dụ 3:
Yesterday I saw Mr. Minh talk to Mr
Tuan = Yesterday Mr Minh was seen talk to Mr Tuan ( by me)= hôm qua
tôi thấy Mr. Minh nói chuyện với Mr. Tuấn. (Trong ví dụ này thay
"they" số nhiều bằng "Mr. Minh" số ít, nhưng cách viết của
động từ "talk" vẫn không thay đổi, vẫn là nguyên mẫu giống như ví dụ
trên.).
Ví dụ 4:
Yesterday I saw Mr. Minh talking to
Mr Tuan = Yesterday Mr Minh was seen talking to Mr Tuan ( by me)= hôm
qua tôi thấy Mr. Minh đang nói chuyện với Mr. Tuấn.
Nhận xét: trong 4 ví dụ ở trên, thì
động từ chỉ giác quan "see" được thể hiện ở dạng chủ động và bị động
tùy theo từng câu, còn động từ "talk" thì luôn ở thể chủ động, có thể
ở dạng nguyên mẫu hay là dạng V-ing.
Ví dụ 5:
Today he found a little boy bullied
by some thugs and he came to his protection = Today a little boy was found
bullied by some thugs (by him) and he came to his protection = hôm nay anh ấy
phát hiện 1 cậu bé bị vài tên côn đồ bắt nạt nên đã chạy đến bảo vệ cậu bé.
Nhận xét: trong 2 câu của ví dụ 5
thì động từ chỉ giác quan "find" lần lượt được sử dụng ở hình thức
chủ động và bị động, còn động từ "bully" được sử dụng ở hình thức bị
động là "bullied".
Ví dụ 6:
Today he found a little boy being
bullied by some thugs and he came to his protection = Today a
little boy was found being bullied by some thugs (by him) and
he came to his protection = hôm nay anh ấy phát hiện 1 cậu bé đang
bị vài tên côn đồ bắt nạt nên đã chạy đến bảo vệ cậu bé.
Nhận xét: về mặt ý nghĩa của câu thì
ví dụ 6 giống như ví dụ 5, nhưng xét về mặt cấu trúc thì ví dụ 6 giống với ví
dụ 1 và ví dụ 4, vì "talking" và "being bullied" đều ở dạng
V-ing, trong đó "talking" là dạng V-ing của "talk" (nguyên
mẫu của thể chủ động), và "being bullied" là dạng V-ing của "be
bullied" (nguyên mẫu của thể bị động).
3. Nội động từ và ngoại động từ:
3.1 Nội động từ là loại động từ tác
động lên chính chủ ngữ của nó, tác động ngay chính bản thân chủ ngữ (do đó mới
dùng từ "nội"), chứ không phải tác động lên túc
từ/tân ngữ.
Ví dụ: The Sun rises (Mặt trời mọc).
Ví dụ: Every morning he runs
down/along the PHI street (Mỗi sáng anh ấy chạy dọc theo đường Phan Huy Ích,
lưu ý cụm từ "down/along the PHI street" không phải là túc từ/tân ngữ
mà nó chỉ là trạng từ chỉ vị trí/nơi chốn).
+ Down = along = dọc theo.
3.2 Ngoại động từ là động từ tác
động đến đối tượng khác với chủ ngữ, ngoài chủ ngữ (vì thế mới gọi là "ngoại",
tức là tác động lên túc từ/tân ngữ.
Ví dụ: Maybe one certain unknown
force raises the sun = Có thể có 1 lực không xác định nào đó nâng mặt
trời lên (tức là động từ "raise" tác động lên túc từ "the
sun", chứ không phải tác động lên chủ từ "one certain unknown force").
Ví dụ: I now run my own business
(Tôi điều hành doanh nghiệp của tôi).
Lưu ý: Đối với câu có sử dụng nội động từ thì không thể chuyển sang thể bị động được, vì chủ ngữ tác động lên chính nó chứ không phải là 1 đối tượng nào khác (Tức là không thể đổi các ví dụ trong mục 3.1 ở trên sang hình thức bị động được; trong khi các ví dụ trong mục 3.2 thì hoàn toàn có thể chuyển sang hình thức bị động).
Trong một số trường hợp, việc
sử dụng nội động từ sẽ có 1 ưu điểm là làm cho câu văn ngắn gọn hơn so
với ngoại động từ, và không cần phải chuyển sang thể bị động.
Ví dụ:
I can hear the whistle blow =
tôi có thể nghe tiếng còi vang lên, trong trường hợp này từ "blow"
được sử dụng như là 1 nội động từ, tác động lên chính chủ từ "the
whistle").
I can hear the whistle blown =
tôi có thể nghe tiếng còi được thổi lên, trong trường hợp này từ
"blown" được sử dụng như là 1 ngoại động từ ở thể bị động, tác động
lên túc từ "the whistle", lúc này chủ từ bị ẩn, tức là để dễ hiểu ta
có thể viết lại câu này 1 cách đầy đủ như sau: I can hear the whistle
(which is) blown by someone else = tôi nghe tiếng còi được thổi bởi 1 ai đó,
lúc này chủ từ chính là "someone else").
Ta nhận thấy trong các câu trên thì câu sử dụng động từ "blow" ở dạng nội đồng từ sẽ hoặc là không cần phải biến đổi về dạng bị động, hoặc được viết ngắn gọn hơn so với ở dạng ngoại động từ. Do đó khi viết nếu ta biết chắc 1 động từ nào đó có thể sử dụng được ở cả hai hình thức nội động từ và ngoại động từ, thì ta nên ưu tiên dùng hình thức nội động từ cho câu văn được ngắn gọn, nhất là tránh được việc phải chuyển sang dùng thể bị động.
Xét thêm 1 vài ví dụ khác:
+ Suddenly, the door opens in front of her = bất thình lình, cửa mở ra trước mặt cô ấy (trong câu này từ "open" sử dụng như nội động từ).
+ Suddenly, the door is opened in front of her by the wind = Suddenly, the wind opens the door in front of her = bất thình lình, cửa mở ra trước mặt cô ấy bởi cơn gió (trong câu này từ "open" đóng vai trò ngoại động từ).
+ Our English class will resume once
you all have managed to soundly grasp 23 lessons (which are) already learned. =
Lớp TA của chúng ta sẽ hoạt động trở lại 1 khi tất cả các bạn đều nắm vững 23
bài đã được học. (Trong câu này "resume" đóng vai trò nội động từ).
Chú ý ngữ pháp: trong câu trên vế
đầu dùng thì tương lai đơn "...will resume...", vế sau dùng thì HTHT
"...have managed...", tham khảo ghi chú thứ 3 của mục I.B ở
phía dưới để biết được ứng dụng này)
+ We will resume our English class
once you all have managed to soundly grasp 23 lessons (which are) already
learned [trong câu này phải sử dụng thêm từ "we", sẽ làm cho câu văn
dài dòng hơn 1 cách không cần thiết] = Our English class will be resumed once
you all have managed to soundly grasp 23 lessons (which are) already learned
[trong câu này phải sử dụng dạng bị động] (Trong 2 câu này động từ
"resume" dùng ở dạng ngoại động từ).
+++ To grasp s.t = hiểu được, nắm
bắt được vấn đề gì đó 1 cách khó khăn, vất vả.
+++ To manage to do s.t = xoay xở để
làm 1 việc gì đó (nếu dùng ở thì hiện tại hoặc thì tương lai); hoặc là đã làm
được 1 việc gì đó (nếu sử dụng ở thì quá khứ).
+++ ...(which are) already learned =
những bài đã được học; đây là cụm tính từ dạng V-PP dùng để giải thích, tham
khảo mục III ở phía dưới.
+ Due to hot weather in summer the
eggs hatch soon several days ahead of time = do thời tiết nóng của mùa hè nên
trứng đã nở sớm nhiều ngày (trong câu này "hatch" được dùng ở dạng
nội động từ; hatch = nở).
+ Due to hot weather in summer
(there is) no need to have a hen hatch the eggs = do thời tiết nóng của mùa hè
nên không cần 1 con gà mái để ấp trứng. (trong trường hợp này "hatch"
được dùng ở dạng ngoại động từ; hatch = ấp, ấp cho nở, làm cho nở)
+++ Tham khảo mục 5.1 của
lesson 6 để hiểu cấu trúc "...to have a hen hatch the eggs" .
Rõ ràng trong các câu ví dụ ở trên
thì trường hợp sử dụng nội động từ sẽ làm cho câu văn ngắn gọn hơn.
Cách phân biệt nội động từ và ngoại
động từ về mặt cấu trúc:
+ Đối với nội động từ thì phải có
giới từ đi theo ngay sau nó để ngăn cách nó với tân ngữ/ túc từ [lúc này giới
từ cùng với tân ngữ tạo thành 1 cụm từ mang tính chất giống như trạng từ chỉ
đối tượng (giống như ở 2 ví dụ ở ngay phía bên dưới) hay là trạng từ chỉ vị
trí, nơi chốn (giống như trong ví dụ 2 của mục 3.1 ở trên), chứ không còn là
tân ngữ đúng nghĩa nữa].
Ví dụ:
++ He suffers from a cold
= ông ấy bị khổ sở vì cảm lạnh (tức là sự khổ sở này do cảm lạnh gây ra, là hậu quả của cảm lạnh.)
++ She consults with her husband
about moving into a new villa = cô ấy bàn bạc với chồng
cô ấy về việc dọn nhà vào 1 căn biệt thự mới.
+ Đối với ngoại động từ thì không có
giới từ đi theo ngay sau nó, tức là ngoại động từ trực tiếp "tác
động" ngay lên tân ngữ/ túc từ theo ngay sau nó.
Ví dụ:
++He suffers a cold = ông ấy bị
cảm lạnh.
++She consults her husband about
moving out of the present aparment into a new villa = cô ấy hỏi ý
kiến của chồng về việc dọn nhà ra khỏi căn hộ hiện tại để vào ở
trong 1 căn biệt thự mới.
Nhận xét: rõ ràng ý nghĩa của từ
"consult" trong 2 ví dụ trên là khác hẳn nhau, vì "bàn bạc"
là mang tính chất trao đổi 2 chiều, trong khi "hỏi ý kiến" là chỉ
mang tính chất 1 chiều, đó chính là điểm khác biệt nhau giữa nội động từ và
ngoại động từ.
4) Các ví dụ về động từ chỉ trạng
thái: keep, stay, remain, get, be...
Ví dụ 12:
These days, he usually runs
down the PHI street to keep fit: Dạo này, anh ấy hay chạy dọc theo đường PHI
để cho khỏe mạnh.
|
You are fit: Bạn khỏe mạnh
|
You should stay fit: Bạn nên (ở
trạng thái) khỏe mạnh
|
You remain fit as ever before: Bạn
vẫn khỏe mạnh như hồi giờ (tức là vẫn duy trì được trạng thái khỏe mạnh như
hồi giờ)
|
You should try your best to get
fit: Bạn nên cố gắng hết sức để được khỏe mạnh.
|
+ To keep fit = giữ sức khỏe, làm cho khỏe mạnh.
- He stays up late every night = Anh
ấy thức khuya hằng đêm. (Câu này chỉ 1 thói quen nên dùng thì HTĐ, vì không có
nói rõ là đã thức được bao nhiêu đêm rồi, hay việc thức đó có đem lại kết quả
hay dẫn đến 1 hậu quả nào không, tức là không có nhắc đến "thành
tựu", vì vậy không được dùng các thì hoàn thành, tham khảo mục
I.A ở phía dưới để hiểu rõ hơn về vấn đề này).
- To his suprise, she remains
so/that young after many years of seperation/parting = Anh ấy rất ngạc nhiên vì
cô ấy vẫn duy trì được sự trẻ trung như thế sau nhiều năm xa cách/chia tay.
+ To remain = duy trì 1 cái gì đó, 1
điều gì đó, 1 tình trạng nào đó, 1 trạng thái nào đó.
+ Trong ví dụ trên thì:
"so" = "that" = như thế, như vậy, dùng để bổ nghĩa cho tính
từ.
-He gets sleepy as her
lecture gets boring = Anh ấy dần dần buồn ngủ khi bài giảng của cô ấy dần dần
trở nên buồn chán. (Trong câu này động từ "get" là động từ chỉ trạng
thái.)
It gets dark = Trời đang tối dần
dần.
It is dark = Trời đã tối hẳn (tức là
đã đạt được mức độ "tối" ổn định, không còn thay đổi hay biến đổi
được nữa).
+ To get = dần dần tiến tới 1 trạng
thái nào đó (một khi đã dùng từ "get" theo kiểu động từ thường chỉ
trạng thái như thế này thì không cần phải sử dụng thêm trạng từ
"gradually" để mang ý nghĩa là "dần dần" như trong trường
hợp sử dụng 1 động từ thường chỉ hành động, như trong câu sau: "The river
water level gradually rose flush with bank brim = mực nước sông đã dần
dần dâng lên bằng mặt với bờ sông"; vì "rise" là động từ thường
chỉ hành động, nên phải sử dụng từ "gradually" kèm theo).
++ To be flush with s.t = phẳng bằng
mặt với cái gì.
Tóm tắt những vấn đề ngữ pháp mang
tính ứng dụng cao, thường gây khó hiểu và nhầm lẫn trong Tiếng Anh
I) Cách sử dụng các thì:
Có tất cả 12 thì trong TA:
Quá khứ hoàn thành (QKHT), Quá khứ hoàn thành tiếp diễn (QKHTTD), Quá khứ tiếp diễn (QKTD), Quá khứ đơn (QKĐ); Hiện tại hoàn thành (HTHT), Hiện tại hoàn thành tiếp diễn (HTHTTD), Hiện tại tiếp diễn (HTTD), Hiện tại đơn (HTĐ); Tương lai hoàn thành (TLHT), Tương lai hoàn thành tiếp diễn (TLHTTD), Tương lai tiếp diễn (TLTD), Tương lai đơn (TLĐ).
I.A) Cách sử dụng các thì khi so sánh thời gian xảy ra của 1 hành động với 1 mốc thời gian nào đó:
+++ Nếu 1 hành động hay kết quả của hành động này xảy ra trước 1 thời điểm làm mốc nào đó, và kéo dài ít nhất là đến tận thời điểm làm mốc mới chấm dứt, hoặc thậm chí còn kéo dài thêm qua khỏi thời điểm làm mốc thì ta phải sử dụng thì "hoàn thành" cho hành động đó; và cụ thể là nếu thời điểm làm mốc ở quá khứ thì ta dùng thì QKHT, còn nếu thời điểm làm mốc ở hiện tại thì ta dùng thì HTHT, và nếu thời điểm làm mốc ở tương lai thì ta dùng thì TLHT.
So sánh giữa hai loại thì "đơn" và "hoàn thành":
+++ Dùng các loại thì "hoàn thành" như "hiện tại hoàn thành (HTHT)", "Quá khứ hoàn thành (QKHT)", "Tương lai hoàn thành (TLHT)" khi ta muốn đề cập về "thành tựu" đã đạt được, kết quả đã hoàn thành hay tổng thời gian để thực hiện 1 hành động nào đó.
+++ Còn các thì "đơn" như Hiện Tại Đơn (HTĐ), Quá Khứ Đơn (QKĐ), Tương Lai Đơn (TLĐ) thì dùng để nói về 1 hành động diễn ra tại 1 thời điểm cụ thể ở hiện tại, ở quá khứ, hoặc ở tương lai tùy theo từng thì tương ứng, nhưng hoàn toàn không có đề cập gì đến "thành tựu" đã đạt được, kết quả đã hoàn thành hay tổng thời gian để thực hiện của 1 hành động nào đó. Điển hình là thì HTĐ, thì này dùng để nói về thói quen, những quy luật luôn luôn đúng, các sự thật hiển nhiên, các chân lý, lịch trình,...
Ex:
+ We
completed that project in 1990 = chúng tôi đã hoàn tất dự án đó vào
năm 1990 (dùng thì QKĐ vì câu này chỉ cung cấp thông tin là dự án này đã hoàn tất vào năm 1990, nhưng không nói rõ khoảng thời gian tổng cộng để hoàn tất dự án, và cũng không nói rõ về kết quả đã hoàn thành trong riêng năm 1990, tức là không biết được trong riêng năm này thì dự án đã hoàn thành được bao nhiêu phần trăm, để cùng với các phần trăm công việc đã được hoàn tất ở các năm trước giúp cho dự án được hoàn tất.)
+ We had completed that project in 1990 = chúng tôi đã bắt đầu làm và hoàn tất dự án đó vào năm 1990 (dùng thì QKHT vì câu này cho biết tổng thời gian để thực hiện dự án chỉ gói gọn trong năm 1990.)
+ We had built this project over the period from Jannuary to August of 1990 (Dùng thì QKHT do có đề cập đến khoảng thời gian đã trải qua, và thời gian làm mốc là tháng 8 năm 1990, 1 thời điểm thuộc về quá khứ).
+ He travelled to USA in 2000 on business = cậu ấy đã đi công tác ở Mỹ vào năm 2000 (dùng thì QKĐ do câu này không đề cập đến thành tựu, không nói rõ là anh ấy đã đi đến Mỹ tổng cộng mấy lần vào năm 2000. )
+ He had travelled to USA in 2000 on business 3 times = cậu ấy đã đi công tác ở Mỹ 3 lần vào năm 2000 (dùng thì QKHT do câu này đề cập đến thành tựu là tổng số lần anh ấy đã đi đến Mỹ vào năm 2000. )
+ He will have finished writing 3 chapters of his novel by 9 am
tomorrow = Anh ấy sẽ viết xong 3 chương cho cuốn tiểu thuyết của mình muộn nhất
là vào lúc 9 giờ sáng ngày mai (dùng thì TLHT do đề cập đến thành tựu đạt được, kết quả đã hoàn thành là 3 chương tiểu thuyết).
+ Chúng ta không được viết: He will have finished writing 3 chapters of his novel at 9 am tomorrow, vì tại 1 thời điểm, thời khắc ứng với lúc 9 giờ sáng anh ấy không thể viết hết 3 chương sách được, mà đó là kết quả của 1 quá trình kéo dài từ nhiều giờ trước đó.
+ She has taken 5 English courses in total (up to now) = Từ trước tới giờ, cô ấy đã học tổng cộng là 5 khóa Anh Văn (thông thường trong tình huống này người ta bỏ cụm từ chỉ thời điểm làm mốc "up to now", vì khi dùng thì HTHT thì đương nhiên phải hiểu thời điểm làm mốc chính là "now").
+ The pagoda was built in 1900 = Ngôi chùa này được xây vào năm 1900. (ở đây dùng thì QKĐ, cho ta biết rằng ngôi chùa này đã được xây vào năm 1900, nhưng không cho ta biết hiện giờ ngôi chùa đó còn hay không còn, tức là không đề cập gì đến kết quả của hành động "built" chính là ngôi chùa, và cũng không cho biết tổng thời gian để xây ngôi chùa đó).
+ The pagoda has been built since 1900 = Ngôi chùa này được xây từ năm 1900 (Mặc dù hành động "built" đã kết thúc từ lâu, nhưng vẫn sử dụng thì HTHT vì kết quả của hành động "built" vẫn còn hiện hữu cho đến bây giờ, tức là ngôi chùa vẫn còn.)
+ He lost
his key yesterday = anh ấy mất chìa khóa (dùng thì QKĐ nên không cho ta biết
được kết quả của hành động mất chìa khóa, tức là không biết được bây giờ anh ấy
đã vào nhà được hay là chưa).
+ He has
lost his key since yesterday = anh ấy đã mất chìa khóa từ hôm qua, và
cho tới giờ này anh ấy vẫn chưa vào nhà được (tức là kết quả của hành động mất
chìa khóa vẫn còn kéo dài, vẫn còn đúng, vẫn còn hiệu lực đến thời điểm hiện
tại).
I.B) Cách sử dụng các thì khi so
sánh các hành động với nhau về mặt thời gian diễn ra các hành động đó:
+++ Nếu 1 hành động xảy ra trước 1 hành động khác ở thì Hiện Tại Đơn (HTĐ), và không nêu rõ thời gian thì dùng thì HTHT cho hành động này, và trong trường hợp có nêu rõ thời gian cùng với việc sử dụng giới từ chỉ thời điểm thì dùng thì Quá Khứ Đơn (QKĐ) cho hành động này.
+++ Nếu 1
hành động xảy ra trước 1 hành động khác ở thì HTHT hay thì QKĐ thì ta dùng thì
QKHT cho hành động này (lưu ý: thì HTHT và thì QKĐ giống nhau ở chỗ là cùng bắt
đầu xảy ra ở 1 thời điểm trong quá khứ, do đó chỉ có thì QKHT là xảy ra trước 2
thì này).
+++ Nếu 1
hành động xảy ra trước 1 hành động khác ở thì Tương Lai Đơn (TLĐ) thì ta dùng
thì Tương Lai Hoàn Thành (TLHT) hoặc thì Hiện Tại Hoàn Thành (HTHT) cho hành
động đó.
Ex 1:
Tomorrow morning she will have completed this piece of work first, then go to see you = Tomorrow morning once having completed this piece of work, she will go to see you later = Tomorrow morning after having completed this piece of work, she will go to see you later = Sáng ngày mai cô ấy sẽ hoàn tất công việc này trước, sau đó sẽ đến gặp bạn sau.
Lưu ý:
Ví dụ này gồm 2 hành động xảy ra trong tương lai, do đó dùng thì tương lai hoàn thành cho hành động xảy ra trước, thì tương lai đơn cho hành động xảy ra sau.
Mặc dù 2 hành động cùng xảy ra trong tương lai, nhưng ta chỉ nên dùng 1 từ "will" thôi, nếu dùng 2 từ "will" đứng trước 2 động từ thì sẽ bị tình trạng từ "will" và "chủ từ" bị lặp lại đến 2 lần, nghe không được hay, ví dụ như dịch lại câu trên theo kiểu sau đây thì sẽ nghe lủng củng ngay: "Tommorow morning she will have completed this piece of work first, and then she will go to see you".
Ex 2:
Once having practised driving this car many a time, you will be able to drive the other cars with ease = After having practised driving this car many a time, you will be able to drive the other cars with ease = You will have had to practise driving this car many a time to be able to drive the other cars with ease = một khi bạn đã thực hành lái chiếc xe này nhiều lần, sau đó bạn sẽ có khả năng lái được những chiếc xe khác 1 cách dễ dàng.
Lưu ý:
Ví dụ này này gồm 2 hành động xảy ra trong tương lai, do đó dùng thì tương lai hoàn thành cho hành động xảy ra trước, thì tương lai đơn cho hành động xảy ra sau.
Mặc dù 2 hành động cùng xảy ra trong tương lai, nhưng ta chỉ nên dùng 1 từ "will" thôi, nếu dùng 2 từ "will" đứng trước 2 động từ thì sẽ bị tình trạng từ "will" và "chủ từ" bị lặp lại đến 2 lần, nghe không được hay, ví dụ như dịch lại câu trên theo kiểu sau đây thì sẽ nghe lủng củng ngay: You will have had to practise driving this car many a time first, then you will be able to drive the other cars with ease.
Ex 3:
Now he intends to have completed advanced English course in three months before applying to an established foreign company for the post of sales manager = Now he intends to have completed that advanced English course in three months then he will apply to an established foreign company for the post of sales manager = Now he intends to apply to an established foreign company for the post of sales manager after/once having completed advanced English course in three months = Now he intends that after/once having completed advanced English course in three months he will apply to an established foreign company for the post of sales manager = Bây giờ anh ấy dự định là sẽ hoàn tất xong khóa học Anh Văn cao cấp đó trong vòng 3 tháng, rồi sau đó sẽ nộp đơn xin việc cho 1 công ty nước ngoài lớn cho vị trí "sales manager".
Lưu ý:
Ví dụ này gồm 2 hành động xảy ra trong tương lai, do đó dùng thì tương lai hoàn thành cho hành động xảy ra trước, thì tương lai đơn cho hành động xảy ra sau.
Chú ý là thì tương lai không nhất thiết lúc nào cũng phải có chữ "will" đi kèm, ví dụ như trong câu đầu của ví dụ này thì tương lai được thể hiện ở từ/cụm từ "intend" và "in three months", và hoàn toàn không có chữ "will" nào đi kèm theo hết, viết làm sao người đọc hiểu được hành động đó sẽ xảy ra ở tương lai là được.
Ex 1:
Tomorrow morning she will have completed this piece of work first, then go to see you = Tomorrow morning once having completed this piece of work, she will go to see you later = Tomorrow morning after having completed this piece of work, she will go to see you later = Sáng ngày mai cô ấy sẽ hoàn tất công việc này trước, sau đó sẽ đến gặp bạn sau.
Lưu ý:
Ví dụ này gồm 2 hành động xảy ra trong tương lai, do đó dùng thì tương lai hoàn thành cho hành động xảy ra trước, thì tương lai đơn cho hành động xảy ra sau.
Mặc dù 2 hành động cùng xảy ra trong tương lai, nhưng ta chỉ nên dùng 1 từ "will" thôi, nếu dùng 2 từ "will" đứng trước 2 động từ thì sẽ bị tình trạng từ "will" và "chủ từ" bị lặp lại đến 2 lần, nghe không được hay, ví dụ như dịch lại câu trên theo kiểu sau đây thì sẽ nghe lủng củng ngay: "Tommorow morning she will have completed this piece of work first, and then she will go to see you".
Ex 2:
Once having practised driving this car many a time, you will be able to drive the other cars with ease = After having practised driving this car many a time, you will be able to drive the other cars with ease = You will have had to practise driving this car many a time to be able to drive the other cars with ease = một khi bạn đã thực hành lái chiếc xe này nhiều lần, sau đó bạn sẽ có khả năng lái được những chiếc xe khác 1 cách dễ dàng.
Lưu ý:
Ví dụ này này gồm 2 hành động xảy ra trong tương lai, do đó dùng thì tương lai hoàn thành cho hành động xảy ra trước, thì tương lai đơn cho hành động xảy ra sau.
Mặc dù 2 hành động cùng xảy ra trong tương lai, nhưng ta chỉ nên dùng 1 từ "will" thôi, nếu dùng 2 từ "will" đứng trước 2 động từ thì sẽ bị tình trạng từ "will" và "chủ từ" bị lặp lại đến 2 lần, nghe không được hay, ví dụ như dịch lại câu trên theo kiểu sau đây thì sẽ nghe lủng củng ngay: You will have had to practise driving this car many a time first, then you will be able to drive the other cars with ease.
Ex 3:
Now he intends to have completed advanced English course in three months before applying to an established foreign company for the post of sales manager = Now he intends to have completed that advanced English course in three months then he will apply to an established foreign company for the post of sales manager = Now he intends to apply to an established foreign company for the post of sales manager after/once having completed advanced English course in three months = Now he intends that after/once having completed advanced English course in three months he will apply to an established foreign company for the post of sales manager = Bây giờ anh ấy dự định là sẽ hoàn tất xong khóa học Anh Văn cao cấp đó trong vòng 3 tháng, rồi sau đó sẽ nộp đơn xin việc cho 1 công ty nước ngoài lớn cho vị trí "sales manager".
Lưu ý:
Ví dụ này gồm 2 hành động xảy ra trong tương lai, do đó dùng thì tương lai hoàn thành cho hành động xảy ra trước, thì tương lai đơn cho hành động xảy ra sau.
Chú ý là thì tương lai không nhất thiết lúc nào cũng phải có chữ "will" đi kèm, ví dụ như trong câu đầu của ví dụ này thì tương lai được thể hiện ở từ/cụm từ "intend" và "in three months", và hoàn toàn không có chữ "will" nào đi kèm theo hết, viết làm sao người đọc hiểu được hành động đó sẽ xảy ra ở tương lai là được.
Xem thêm các
câu ví dụ khác nằm rải rác trong cả bài này và các bài sau để nắm vững cách sử
dụng này.
I.C) Các cách sử dụng phổ biến của các thể "tiếp diễn" trong tất cả các thì: Hiện Tại Tiếp Diễn (HTTD), Quá Khứ Tiếp Diễn (QKTD), Hiện Tại Hoàn Thành Tiếp Diễn (HTHTTD), Tương Lai Tiếp Diễn (TLTD), Tương Lai Hoàn Thành Tiếp Diễn (TLHTTD:
Lưu ý:
Thể tiếp diễn chỉ sử dụng cho các
động từ kéo dài qua 1 khoảng thời gian như “watch”, “admire”, “listen”…; không được
sử dụng thể tiếp diễn cho các động từ chỉ xảy ra ngắn hạn như “see”, “turn”, “switch”…
I.C.1
) Diễn tả 1 hành động đang xảy ra (dịch là đang).
I.C.2) Diễn
tả 1 khuynh hướng, 1 xu thế, 1 hành động sẽ xảy ra và kéo dài trong 1 khoảng thời gian nào đó trong tương lai (tức là không phải 1 hành động chỉ kéo dài trong 1 khoảng thời gian rất ngắn), tương tự như cách dùng của các mục I.C.3 và I.C.5 ở dưới, do đó không được dịch là "đang". (Please
wait for some time for your turn, the washing machine will be finishing in 45
minutes = Vui lòng đợi 1 ít thời gian để đến lượt bạn (giặt đồ) nhé, vì máy
giặt (đang giặt đồ của tôi và) sẽ kết thúc trong vòng 45 phút nữa.)(There will
be having many (people) living on the dole as a result of the economic
recession/ downturn = Sẽ có nhiều người phải sống nhờ tiền trợ cấp do sự suy
thoái kinh tế).
I.C.3) Dùng
để nhấn mạnh mức độ thường xuyên xảy ra của 1 hành động nào đó, với 1 tần suất
đều đặn đến mức dường như lúc nào ta cũng có cảm giác là hành động đó đang xảy
ra, cách dùng này hay đi kèm với các từ "always", "usually". Do đó không được dịch
là "đang" cho tình huống này. (Much to her discomfort, the couple next door are always quarrelling late at night = cô ấy thấy rất bất tiện khi cặp đôi nhà bên cạnh cứ hay cãi nhau vào đêm khuya).
I.C.4) Trong
một số tình huống dùng để thay thế cấu trúc "to be going to do s.t"
mang nghĩa là "sẽ" ( She is going to Nha Trang tomorrow = cô ấy sẽ đi
Nha Trang vào ngày mai, muốn để khỏi hiểu nhầm thì khi sử dụng theo cách này
phải đi kèm với trạng từ chỉ thời gian ở tương lai, và trong ví dụ này chính là
"tomorrow"). (Sở dĩ trong tình huống này không nên dùng câu "She
is going to go to Nha Trang tomorrow" là vì trong câu
này có tới 2 từ "go").
I.C.5) Dùng
để diễn tả 1 hành động kéo dài trong 1 khoảng thời gian đã xảy ra trong quá khứ
(tức là ta dùng thì quá khứ tiếp diễn để thay cho thì quá khứ đơn đối với các
động từ kéo dài trong 1 khoảng thời gian, mang nghĩa là "đã", chứ
không phải là "đang"):
Ví dụ 1:
He was not talking to her on that issue yesterday = Ngày hôm qua, anh ấy đã
không nói chuyện với cô ấy về đề tài đó (do "talk" là hành động kéo
dài qua 1 khoảng thời gian, nên câu trên thường được dùng để thay thế cho câu ở
thì quá khứ đơn "He didn't talk to her on that issue yesterday, không được
dịch là "đang".)
Ví dụ 2:
Lack of pollution controlling method was adversely affecting the environment in
their neighbourhood = Việc không có biện pháp khống chế ô nhiễm đã tác động có
hại đến môi trường của khu phố của họ (Vì động từ "affect" chỉ 1 hành
động kéo dài nên được dùng ở thì quá khứ tiếp diễn, nhưng không được dịch là
"đang")(câu này được dùng để thay thế cho câu ở thì quá khứ đơn: “Lack
of pollution controlling method adversely affected the environment in their
neighbourhood).
Ví dụ 3:
She didn't see anybody come to the elderly's help yesterday = Hôm qua cô
ấy không thấy người nào chạy đến giúp đỡ các cụ già đó (do động từ
"see" là động từ xảy ra ngắn hạn, nên không được dùng thì quá khứ
tiếp diễn giống như ở 2 ví dụ trên).
I.C.6) Dùng
để diễn tả tình huống trong quá khứ có 1 hành động kéo dài đang diễn ra thì 1
hành động khác lại xảy đến, hành động xảy ra sau có thể là 1 hành động ngắn hạn
(đi với vế có chứa liên từ "when") hoặc là 1 hành động kéo dài (đi
với vế có chứa liên từ "as"):
+ Ví dụ:
The day before yesterday he was watching one of the football matches/ games of
World Cup 2018 when one of his friends arrived = Ngày hôm kia, khi
anh ấy đang xem 1 trận đá bóng của World Cup 2018 thì 1 người bạn đến (Lưu ý là
các liên từ "when", "as"... phải được đặt trước vế có chứa
động từ không ở dạng V-ing "arrive", điều này trái ngược lại với cách
diễn đạt trong Tiếng Việt, tức là không được viết "The day
before yesterday when he was watching one of the football matches/
games of World Cup 2018 one of his friends arrived".
+ Ví dụ 2:
The birds were twittering on tree tops, the insects were chirping in the
bushes, as the sun rose = Khi chim đang hót trên các ngọn cây, côn
trùng đang kêu rả rích trong các bụi rậm thì mặt trời mọc.
+++ Các
thì tiếp diễn có khuynh hướng chú trọng đến khoảng thời gian và tần suất xảy ra
của 1 hành động hơn là kết quả của hành động đó đem lại.
Ví dụ ta so sánh giữa thì HTHT và thì HTHTTD:
She has learnt English for 5 years = She has been learning English for 5 years (do câu này chỉ quan tâm đến thời gian mà cô ấy đã học TA là 5 năm, mà không hề nói đến kết quả mà cô ấy đạt được, do đó có thể sử dụng được cả 2 thì HTHT và HTHTTD cho tình huống này).
Nhưng không được viết "She has been attaining advanced level English", vì câu này chỉ kết quả là cô ấy đã đạt được khả năng Anh Văn cao cấp, do đó câu này buộc phải sử dụng thì HTHT như sau: She has attained advanced level English.
Ví dụ về cách dùng các thì tương lai:
As we all know, he will start his football game at 9 AM tomorrow = Như chúng ta đã biết, anh ấy sẽ bắt đầu trận bóng đá vào lúc 9 giờ sáng ngày mai (nói về 1 lịch trình, nên sử dụng thì "đơn").
In other words, he will be playing football at 9.30 AM tomorrow and will have played for 30 minutes by that point in time = hay nói cách khác, là anh ấy sẽ đang chơi bóng đá vào lúc 9.30 sáng ngày mai (do tại thời điểm này trận bóng đang diễn ra, nên dùng thì "tiếp diễn"), và sẽ chơi được 30 phút tính tới thời điểm đó (dùng thì "hoàn thành" do đề cập đến khoảng thời gian đã hoàn thành". (Để tránh cách viết dài dòng, lập lại từ "will" đến 2 lần, câu trên nên được viết lại như sau: In other words, He will be playing football at 9.30 AM tomorrow, and having played for 30 minutes by that point in time.)(ở đây đã sử dụng dạng cụm từ giải thích dạng V-ing để biến đổi nguyên mẫu của thì HTHT "have played" thành "having played" nhằm mục đích giải thích thêm, tham khảo mục III ở phía dưới để rõ ứng dụng này).
And I bet with his quality he would have scored at least 2 goals by that point in time = Và với khả năng của anh ấy tôi cá rằng anh ấy sẽ ghi được ít nhất là 2 bàn thắng cho đến thời điểm đó (tức là lúc 9h30) (do câu này quan tâm đến kết quả trong 1 khoảng thời gian từ 9h cho tới 9h30 nên phải dùng thì "hoàn thành").( Tham khảo mục II ở phía dưới để biết được tại sao phải dùng "would have" chứ không phải là "will have" trong câu này)
Lưu ý cách
dùng giới từ "at" và "by" ứng với các thì tương ứng.
Note B:
Một vài trường hợp tiêu biểu dễ gây
nhầm lẫn giữa 1 tính từ và dạng Verb_PP của 1 động từ:
Ví dụ 1:
He is gone = He
has gone: anh ấy đã đi khỏi, đi xa (lưu ý từ "gone" trong
"He is gone" là tính từ, chứ không phải là dạng Verb_PP cột thứ 3 của
động từ "go" như trong câu "He has gone", chỉ là do
cách viết giống nhau một cách trùng hợp thôi, cho nên không được hiểu cấu trúc
này là ở thể bị động.)
Ví dụ 2:
He is dressed very
well = He dresses very well: anh ấy
mặc đồ rất là đẹp (lưu ý từ "dressed" trong trường hợp này là tính
từ, chứ không phải là dạng Verb_PP cột thứ 3 của động từ "dress", chỉ
là do cách viết giống nhau một cách trùng hợp thôi, cho nên không được hiểu cấu
trúc này là ở thể bị động.)
Ví dụ 3:
She is worried about
something = She worries about
something: cô ấy lo lắng về 1 việc gì đó (lưu ý từ "worried" trong
trường hợp này là tính từ, chứ không phải là dạng Verb_PP cột thứ 3 của động từ
"worry", chỉ là do cách viết giống nhau một cách trùng hợp thôi, cho
nên không được hiểu cấu trúc này là ở thể bị động.)
Ví dụ 4:
She is prepared for
doing something = She prepares herself
for doing something : cô ấy chuẩn bị để làm 1 việc gì đó (lưu
ý từ "prepared" trong trường hợp này là tính từ, chứ không phải là
dạng Verb_PP cột thứ 3 của động từ "prepare", chỉ là do cách viết
giống nhau một cách trùng hợp thôi, cho nên không được hiểu cấu trúc này là ở
thể bị động.)
Ví dụ 5:
He is determined to
do something = He determines on doing
something : Anh ấy quyết tâm làm 1 việc gì đó (lưu ý từ
"determined" trong trường hợp này là tính từ, chứ không phải là dạng
Verb_PP cột thứ 3 của động từ "determine", chỉ là do cách viết giống
nhau một cách trùng hợp thôi, cho nên không được hiểu cấu trúc này là ở thể bị
động.)
II) Cách làm
giảm nhẹ ý nghĩa của 1 từ trong Tiếng Anh
Trong câu
cuối cùng của ví dụ về cách dùng các thì tương lai ở phía trên đã dùng
"would have" thay cho "will have", là vì đây là 1 lời tiên
đoán, nên không được chắn chắn cho lắm, do đó phải lùi từ "will" về 1
thì thành "would", tức là từ "would" trong trường hợp này
không có chức năng là quá khứ của "will".
Trong
Tiếng Anh khi muốn giảm độ chắc chắn hay giảm nhẹ ý nghĩa của 1 động từ nào đó,
hay cho rằng 1 hành động nào đó khó có khả năng xảy ra, hoặc là thậm chí không
có khả năng xảy ra, ta phải lùi động từ đó về 1 thì.
Ví
dụ:
I bet
he will beat his opponent in that game = tôi tin là anh ấy sẽ đánh
bại đối thủ trong trận đấu đó.
I bet
he would beat his opponent in that game = tôi tin là anh ấy sẽ đánh
bại đối thủ trong trận đấu đó (câu này ít chắc chắn hơn câu trên, ý nói là khả
năng tiên đoán của tôi cũng có thể sai, thể hiện sự khiêm tốn của người nói).
"I
would like to have st" sẽ nghe lịch sự hơn câu "I will like to have
s.t", vì từ "would" sẽ làm giảm nhẹ nghĩa của từ
"like" hơn so với từ "will". Lưu ý khi ta dùng cấu trúc
"would like to have something" là ta muốn ai đó phải cung cấp ngay
điều mà ta mong muốn, chứ không phải chỉ nói lên 1 ước muốn chung chung không
thôi. Do đó cấu trúc "would you like to have s.t?" được dùng để mời
ai 1 cái gì đó, tức là sẵn sàng cung cấp hay phục vụ ngay, chứ không phải hỏi
về sở thích chung chung, khác hẳn với câu "Do you want to have s.t?",
câu này có thể có nghĩa giống như câu trên nhưng ít lịch sự hơn, nhưng cũng có
thể dùng để hỏi về ước muốn và sở thích, là anh có thích cái gì đó không, hỏi
để biết thôi chứ không phải là để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức.
Tham khảo
các loại câu điều kiện loại 1 và loại 2 để thấy rõ điều này, do câu điều kiện
loại 2 dùng để diễn tả 1 khả năng không có thật ở hiện tại, cho nên mọi động từ
phải lùi về thì quá khứ, mặc dù cũng dùng để diễn tả hay nói về 1 hành động ở
hiện tại giống như câu điều kiện loại 1.
+++ Cách
dùng từ "would" để làm giảm nhẹ ý nghĩa của 1 từ khác (không được
dịch là "sẽ"):
Việc thêm
từ "would" vào trước các từ mang tính chất ra lệnh, yêu cầu thế này
thế nọ (would require, would request...); muốn này muốn nọ, thích này
thích nọ (would want, would like, would fancy...); tiên đoán, phát biểu, cho
rằng, nói rằng thế này thế nọ (would guess, would anticipate, would say, would
tell, would declare, would state, would claim, would think, would believe...),
sẽ làm giảm nhẹ ý nghĩa của các từ này nhằm mục đích lịch sự, từ
"would" trong các trường hợp này hoàn toàn không mang nghĩa là
"sẽ".
Ex 1:
"I
require you to do that", sẽ nghe không lịch sự, mang nặng tính ra lệnh, do
đó ta nên viết lại " I would require you to do that", hoặc là "
I would like to require you to do that".
Nhưng
không phải lúc nào dùng "would" cũng lịch sự hơn dùng
"will", xem đoạn hội thoại sau đây:
Ex 2:
(Mr. A: I
would like to invite you to my house to join us in a low-key party in the
afternoon of the day after tomorrow. = tôi muốn mời bạn đến nhà tôi vào buổi
chiều ngày mốt để tham gia 1 buổi tiệc đơn giản)
Mr. B:
Yes, it is my pleasure, I will come = tôi đồng ý, tôi rất là vui khi
được mời, tôi sẽ đến) (trong câu này không được dùng
"would come" vì sẽ làm giảm khả năng đến, do đó sẽ nghe mất lịch
sự hơn).
Ex 3:
I would say that he could submit the design by next Monday = tôi nói rằng anh ấy sẽ nộp thiết kế muộn nhất là vào thứ 2 tới. (Ở câu này dùng "would say" để nghe có vẻ lịch sự hơn là "say", và từ "could" để giảm nhẹ khả năng trở thành hiện thực hơn so với từ "can", chứ hoàn toàn không phải là thì quá khứ của "can".)
+ In total
= tổng cộng.
+ Economic
recession/ downturn = suy thoái kinh tế.
+ To live
on the dole = sống nhờ vào tiền trợ cấp thất nghiệp.
+ As a
result of s.t = as a consequence of s.t = như là hậu quả, kết quả của 1 điều gì
đó.
+ In other
words = nói cách khác.
+ Low-key
party = buổi tiệc đơn giản, nhẹ nhàng không có hoành tráng, nổi bật.
+ Point in
time = thời điểm.
Ví dụ về cách dùng các thì:
Mr. A: I am usually running every
morning down this street. (dùng hiện tại đơn, vì câu này chỉ nói về thói quen,
chưa đề cập đến "thành tựu")(Lý do dùng ở dạng tiếp diễn = xem
mục I.C.3) = Tôi thường chạy bộ vào mỗi sáng dọc theo
con đường này.
Mr. B: Really, how long have you
practised running Mr A? (dùng thì HTHT vì hỏi về tổng thời gian thực hiện) =
Thật sao, bạn chạy được bao lâu rồi Mr. A?
Mr. A: I have run for 5 years,
having obtained great benefit from it = Tôi đã chạy được 5 năm rồi, và tôi
đạt được lợi ích to lớn từ việc chạy.(dùng thì HTHT vì trả lời về tổng thời
gian đạt được, và kết quả đạt được, cho nên cả 2 cụm từ "...have run.."
và "...having obtained..." đều ở thì HTHT)(cụm từ "having
obtained" được dùng ở dạng V-ing nhằm mục đích giải thích thêm, tham
khảo mục III ở phía dưới để hiểu rõ hơn về ứng dụng này, ý
nghĩa giải thích ở đây nằm ở chỗ là Mr. A muốn giải thích cho Mr. B biết được
sau khi chạy bộ được 5 năm thì anh ấy đã đạt được điều gì?").
Một số câu thông dụng:
+ The cop asked him to get out of
the car (with) hands up = Cảnh sát yêu cầu anh ấy bước ra khỏi xe và giơ tay
lên.
+ Vietnam football team:
Vietnam football team:
|
versus
|
Vietnamese fooball team
|
Là đội tuyển quốc gia Việt Nam,
toàn bộ là người Việt Nam( có thể có cả cầu thủ nước ngoài nhập quốc tịch
Việt Nam),đại diện cho quốc gia Việt Nam.
|
Một đội bóng cũng toàn là người
Việt Nam, nhưng chưa chắc là đại diện cho quốc gia Việt Nam, tức là có thể là
đội bóng cấp huyện, cấp tỉnh hay một đội bóng bất kỳ nào đó.
|
+ Hands off or die: Rút tay ra khỏi
(một cái gì đó) nếu không sẽ chết
+ Hat off to you: ngả mũ kính chào
bạn, kính trọng bạn, thán phục bạn.
+ Hands off the vase or you break
it: Rút tay ra khỏi cái lọ, nếu không thì bạn sẽ làm vỡ nó.
Ở tận:
Ở tận:
+ as far as: ở tận
Ex 1: Tomorrow he will collect one of his friends as far
as Tân Sơn Nhất airport : sáng mai anh ấy sẽ ra tận sân bay Tân Sơn Nhất để đón bạn của mình.
Ex 2: Now he lives as far as USA: Giờ
anh ta sống ở tận nước Mỹ
Ex 3 He will see one of his friends off as far as Tân Sơn Nhất aitport: anh ấy ra tận sân bay Tân Sơn Nhất để tiễn bạn của mình đi.
Nói về đưa tiễn:
+ He will see her to the airport = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đến sân bay (nhưng có thể không vào bên trong sân bay, mà chỉ đưa đến cổng sân bay thôi).
+ He will see her off at the Tân Sơn Nhất airport = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đi ở sân bay Tân Sơn Nhất (tức là vào bên trong cổng sân bay, và nhìn cô ấy dần rời khỏi tầm mắt của anh ấy).
+ He will see her to the door = Anh ấy sẽ tiễn cô ấy ra đến cửa (nhưng anh ấy không bước ra khỏi cửa)
Nói về đưa tiễn:
+ He will see her to the airport = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đến sân bay (nhưng có thể không vào bên trong sân bay, mà chỉ đưa đến cổng sân bay thôi).
+ He will see her off at the Tân Sơn Nhất airport = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đi ở sân bay Tân Sơn Nhất (tức là vào bên trong cổng sân bay, và nhìn cô ấy dần rời khỏi tầm mắt của anh ấy).
+ He will see her to the door = Anh ấy sẽ tiễn cô ấy ra đến cửa (nhưng anh ấy không bước ra khỏi cửa)
+ He will see her out (of the door): anh ấy sẽ tiễn cô ấy ra khỏi cửa.
+ He will see her to the car: anh ấy sẽ
tiễn cô ấy tới xe hơi.
+ He will see her to the port = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đến cảng (có thể chỉ đưa đến cổng của cảng rồi anh ấy quay về).
+ He will see her off at the port = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đi ở cảng (tức là vào bên trong cảng và nhìn thấy cô ấy dần rời xa khỏi tầm mắt của anh ấy).
+ He will see her to the port = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đến cảng (có thể chỉ đưa đến cổng của cảng rồi anh ấy quay về).
+ He will see her off at the port = anh ấy sẽ tiễn cô ấy đi ở cảng (tức là vào bên trong cảng và nhìn thấy cô ấy dần rời xa khỏi tầm mắt của anh ấy).
+He will go to Tân Sơn Nhất airport
to greet and collect/pick up his boss from Japan:
Anh ấy sẽ đến sân bay Tân Sơn Nhất để nói
lời chào hỏi và đón sếp của anh ấy từ Nhật qua.
+To collect s.o = to pick up s.o =
đón 1 người nào đó.
Cách chào hỏi:
Cách chào hỏi:
[When we first meet someone, we should
speak : “How do you do?” as means of greeting = Khi lần đầu tiên ta gặp 1
người nào đó, ta nên nói câu "How do you do?" như là 1 cách thức chào
hỏi.
And then, for the next meetings, it is a common practice to use one of the following phrases instead: = và rồi những lần gặp sau đó, thì cái cách hay dùng là sử dụng 1 trong các câu nói sau, thay vì sử dụng câu đã nói ở trên :
1.How are you?= Bạn khỏe không?
2.How are you doing? = Bạn dạo này thế nào rồi?
3.How is your life? = Cuộc sống thế nào rồi bạn?
4.How is your work? = Công việc của bạn thế nào rồi?]
+ Follow-up (adjective, noun) = tiếp theo sau, cái tiếp theo sau.
+As means of s.t = như là phương tiện, phương cách để làm 1 cái gì đó, 1 việc gì đó
+ A common practice = cái cách thông dụng, cái cách hay được sử dụng.
1.How are you?= Bạn khỏe không?
2.How are you doing? = Bạn dạo này thế nào rồi?
3.How is your life? = Cuộc sống thế nào rồi bạn?
4.How is your work? = Công việc của bạn thế nào rồi?]
+ Follow-up (adjective, noun) = tiếp theo sau, cái tiếp theo sau.
+As means of s.t = như là phương tiện, phương cách để làm 1 cái gì đó, 1 việc gì đó
+ A common practice = cái cách thông dụng, cái cách hay được sử dụng.
“Tell” vs “talk” vs
“say” vs “speak” vs “address”:
+ To tell s.o… = bảo ai thế này thế nọ; kể cho ai nghe 1 điều gì đó hay 1 câu chuyện gì đó: ở đây chỉ có 1 người nói, còn người kia chỉ nghe thôi, không có nói lại.
+ To tell s.o… = bảo ai thế này thế nọ; kể cho ai nghe 1 điều gì đó hay 1 câu chuyện gì đó: ở đây chỉ có 1 người nói, còn người kia chỉ nghe thôi, không có nói lại.
+ To speak to s.o = nói chuyện với
ai, nhưng trong đó 1 người đóng vai trò nói chính, còn 1 người còn lại hay
những người còn lại thì đóng vai trò nghe chính, thỉnh thoảng mới đặt 1 vài câu
hỏi hay thắc mắc, giống như 1 người đang phát biểu hay diễn thuyết trước 1 đám
đông chẳng hạn.
+ To address = giống như “speak”,
nhưng cuộc nói chuyện thường mang tính chất trang trọng hơn, nghiêm trang hơn
(ví dụ như khi 1 nhân vật nổi tiếng nói trước 1 đám đông chẳng hạn).
+ To talk to s.o = nói chuyện theo
kiểu nói qua nói lại 50-50, không có ai đóng vai trò nói chính hay nghe chính.
+ To say (to s.o) that... = nói (với
ai) rằng... { ta dùng “to say” khi muốn nhấn mạnh và đề cập đến nội dung của
câu nói, mà không muốn đề cập đến kiểu nói, và nội dung của câu nói đó có thể
được lấy ra từ 1 cuộc nói chuyện theo kiểu “speak” hay “talk” hay “tell” hay
“address”.}
+To address the cowd: nói chuyện trước đám
đông
+ To address the nation: nói chuyện trước người dân cả nước, đồng bào
Thức/ngủ:
+ up = thức (tính từ).
+ asleep = ngủ (tính từ).
+ Sleepy = buồn ngủ (tính từ).
+ Sleep = ngủ (danh từ hoặc động từ)
Ví dụ:
Are you still up? Bạn vẫn còn thức
chứ?
Yes, I am still up = Tôi vẫn còn
thức.
Yes, I am up yet = Tôi vẫn còn thức.
+ Still = yet = còn, vẫn còn.
He still loves her = He loves her
yet = Anh ấy vẫn còn yêu cô ấy.
+ No more = no longer = not any more
= not any longer = không còn.
Lưu ý: No = not + any.
He no longer loves
her = He no more loves her = He doesn't love
her any longer = He doesn't love her any more
= Anh ấy không còn yêu cô ấy nữa (lưu ý, vì "no" = "not" +
"any", do đó trong 2 câu sau của ví dụ này đã có chữ "not"
nằm trong từ "doesn't" rồi, vì vậy trong hai câu sau dùng hình thức
"any longer" và "any more").
+ To stay: ở 1 nơi nào đó, ở 1 trạng
thái nào đó.
Ví dụ:
He always stays up late everynight:
hằng đêm tôi luôn thức khuya
+ To stay up late = Ở trạng thái
thức rất là khuya, tức là thức khuya.
Ví dụ:
He always stays up late: Anh ấy luôn
thức khuya.
Động từ "to wake"
có thể là nội động từ hoặc ngoại động từ như phân tích dưới đây:
+ Nội động từ: tỉnh giấc (tức là tự
mình tỉnh giấc chứ không cần phải có ai khác đánh thức)
Ví dụ:
I offen wake up at 5AM: tôi thường
tỉnh giấc lúc 5 giờ (tỉnh giấc tức là tuy không còn ngủ nữa, nhưng vẫn còn nằm
trên giường, chưa tỉnh táo hoàn toàn).
+ ...In the morning when I wake, I
can hear no more the whisper... = khi em thức giấc vào buổi sáng, thì em không
còn nghe được tiếng thì thầm nữa...(trích từ lời của bài hát "Broken
Hearted Woman")
+ Ngoại động
từ: làm cho thức, đánh thức (wake = wake up, thêm “up” vào để nhấn mạnh).
Ví dụ:
Please wake me up in the morning ?
Làm ơn đánh thức tôi dậy vào buổi sáng.
+ So sánh giữa "to wake
up" và "to get up":
Ví dụ:
I offen get up at 5AM: tôi thường
thức dậy lúc 5 giờ (sau khi "wake up" thì ta mới "get up"
được, tức là hoàn toàn tỉnh táo đủ để bước xuống giường)
Ví dụ 1:
Yesterday night, She went to bed
very early but couldn’t sleep quickly, instead she
stayed awake, tossed and turned for a long time: Tối hôm qua cô ấy đã đi
ngủ sớm nhưng không thể ngủ ngay được, thay vì vậy, cô ấy cứ tỉnh hoài, trằn
trọc cả một thời gian dài.
++ To toss and turn = lăn qua lăn
lại, trằn trọc (trên giường).
++ To stay awake: ở trạng thái
thức, không ngủ được cho dù đã cố tình nằm lên trên giường để ngủ, thường là
nhắm mắt, chứ không phải nằm để làm những chuyện khác như để đọc sách, hay xem
Ti Vi...( Trong khi "up" có nghĩa là cố tình thức để làm những chuyện
khác, chứ chưa có ý định đi ngủ, tức là có thể "up" ngay trong lúc
đang nằm, ví dụ như nằm để xem Ti Vi, nằm để đọc sách...).
+ We cannot master english overnight : chúng ta không thể giỏi tiếng anh một sớm một chiều được.
+++Overnight = một sớm một chiều.
+ We cannot master english overnight : chúng ta không thể giỏi tiếng anh một sớm một chiều được.
+++Overnight = một sớm một chiều.
III) Từ/ cụm từ giải thích:
Từ/ cụm từ giải thích có thể là danh từ (danh từ gốc, danh từ dạng "V-ing", danh từ dạng "to + Verb"), hoặc cụm danh từ (tham khảo mục I của lesson 4 để biết cách thành lập cụm danh từ), hoặc tính từ (tính từ gốc, tính từ dạng "V-ing", tính từ dạng "V_PP").
Xét trường hợp ví dụ 1 ở trên, trước tiên ta biến đổi từ "couldn't" về dạng tính từ giải thích là "unable to", sau đó biến đổi các động từ khác về dạng "V-ing" để trở thành danh từ giải thích (Xem mục I và mục II của lesson 2 để biết rõ về cách thành lập "tính từ" và "danh từ" từ 1 động từ), do đó có thể viết lại ví dụ 1 như trong ví dụ 2 (dùng dạng V-ing) và trong ví dụ 3 (dùng dạng "To-Verb") ở ngay dưới đây:
Ví dụ 2: : Yesterday night, She went
to bed very early, unable to sleep quickly, instead staying awake, tossing and turning for
a long time (ý nghĩa giải thích nằm ở chỗ "mặc dù cô ấy
đã đi ngủ sớm, nhưng rồi...).
Ví dụ 3: : Yesterday night, She went
to bed very early, unable to sleep quickly, instead to stay awake,
to toss and turn for a long time (ý
nghĩa giải thích nằm ở chỗ "mặc dù cô ấy đã đi ngủ sớm,
nhưng rồi...).
Lưu ý sự khác biệt giữa
"Verb-ing " và "To+Verb":
+ "Verb-ing" thường dùng
cho các hành động đã xảy ra hoặc đang xảy ra.
+ "To+Verb" thường dùng
cho các hành động sẽ xảy ra trong tương lai; còn nếu dành cho các hành động đã
xảy ra trong quá khứ, thì nó mang nghĩa là "phải chịu, phải gánh chịu,
phải bị", giống như trong ví dụ 3.
Cách thành lập dạng Verb-ing và
To+Verb:
Muốn thành lập dạng V-ing hoặc To+
Verb thì trước hết ta phải xác định dạng nguyên mẫu:
+ Nguyên mẫu của các thì hoàn thành
(bao gồm QKHT, HTHT, TLHT) là "have + V-pp", do đó dạng
"V-ing" sẽ là "having + V-PP", và dạng "to-Verb"
sẽ là "to have + V-PP".
+ Nguyên mẫu của thì hoàn thành tiếp
diễn (bao gồm QKHTTD, HTHTTD, TLHTTD) là "have been + V-ing", do đó
dạng V-ing sẽ là "having been + V-ing", dạng "to-verb" sẽ
là "to have been + V-ing".
+Nguyên mẫu của các thể tiếp
diễn đơn (bao gồm QKTD, HTTD, TLTD) là "be + V-ing", do đó dạng V-ing
sẽ là "being + V-ing", dạng "to-verb" sẽ là "to be +
V-ing".
+ Nguyên mẫu của thể bị động ở các
thì đơn (bao gồm QKĐ, HTĐ, TLĐ) là "be + V-PP", do đó dạng V-ing sẽ
là "being + V-PP", dạng "to-verb" sẽ là "to be +
V-PP".
+ Nguyên mẫu của thể bị động ở các
thì hoàn thành (bao gồm QKHT, HTHT, TLHT) là "have been + V-PP", do
đó dạng V-ing sẽ là "having been + V-PP", dạng "to-verb" sẽ
là "to have been + V-PP".
+ Nguyên mẫu của thể bị động ở các
thì hoàn thành tiếp diễn (bao gồm QKHTTD, HTHTTD, TLHTTD) là "have been +
being V-PP", do đó dạng V-ing sẽ là "having been + being V-PP",
dạng "to-verb" sẽ là "to have been + being V-PP".
Lý do phải dùng từ/ cụm từ giải
thích:
Thông thường 1 câu dài thường bao gồm
nhiều câu ngắn ghép lại, mỗi câu ngắn là 1 cấu trúc có đầy đủ các thành phần cơ
bản như chủ ngữ, động từ và vị ngữ. Do đó nếu ta viết theo cách thông thường
thì 1 câu thường rất dài dòng, và hay nhắc đi nhắc lại chủ ngữ nhiều lần. Để
tránh khỏi nhược điểm này, người ta thường hay sử dụng từ/ cụm từ giải thích.
Có 2 cách sử dụng từ/ cụm từ giải thích như sau:
+ Sử dụng từ/ cụm từ giải thích theo
sau ít nhất 1 câu hoàn chỉnh:
+++ Tham khảo ví dụ 2 và ví dụ 3 để
hiểu ứng dụng này.
+ Sử dụng từ/ cụm danh từ theo sau 1
chủ từ/ chủ ngữ (tức là không cần phải theo sau 1 câu hoàn chỉnh), cách này hay
được sử dụng trong các tiêu đề báo chí, trong các lịch trình, trong bảng phân
công công việc, trong các tên của bài hát, bài thơ...
+++ Ví dụ như:
Mr. X to hold a meeting with the
company A = Ông X có nhiệm vụ tổ chức cuộc họp với công ty A. (đây là 1 câu
trích từ bảng phân công công việc của 1 công ty.)(sử dụng dạng "To +
Verb" để giải thích, vì việc này sẽ xảy ra chứ chưa có xảy ra.)
+USA President Obama to visit Viet
Nam next month = Tổng thổng Mỹ Obama sẽ thăm Việt Nam vào tháng tới (đây là
tiêu đề của 1 bài báo.)(sử dụng dạng "To + Verb" để giải thích, vì
việc này sẽ xảy ra chứ chưa xảy ra.)
+ The night waning at the port Ngự =
đêm tàn bến Ngự (đây là tên của 1 bài hát)(sử dụng dạng "Verb-ing" để
giải thích, vì đây là 1 đêm đã xảy ra trong quá khứ.)
Note C:
"As" vs "when"
vs "On":
+ As = khi (dùng cho 1 hành động kéo dài trong 1 khoảng thời gian).
+++ Ví dụ:
The spring draws
nearer as the winter wears on = mùa xuân càng tới gần, khi mùa đông
dần dần trôi qua.
+ When = khi (dùng cho 1 hành động ngắn, xảy ra trong tích tắc, không kéo
dài)
+++ Ví dụ:
When he comes, she is watching TV =
cô ấy đang xem Ti Vi.
+ As soon as = on = ngay khi (theo sau "as soon as" sẽ là 1 câu hoàn chỉnh đầy
đủ các thành phần chính, trong khi theo sau "on" sẽ là 1 danh từ
hay cụm danh từ, tham khảo mục I của lesson 4 để
biết cách biến đổi thành cụm danh từ.)
+++Ví dụ 1:
We will go as soon as the
green light comes on = We will go on green light = chúng ta sẽ chạy
ngay khi đèn xanh bật lên.
+ To come on = có, xuất hiện (từ
"on" trong trường hợp mang ý nghĩa giống như trong từ "to turn
on", "to switch on", trái nghĩa với từ "off").
+++Ví dụ 2:
As soon as the summer has set in,
cicadas are heard droning on everywhere = Ngay khi hè bắt đầu đến, tiếng ve
ngân nga, râm ran được nghe ở khắp nơi.
Trong câu này thì cụm từ
"...the summer has set in..." được sử dụng ở thì HTHT vì ta xem nó
xảy ra trước cụm từ "... are heard droning on..." đang được sử dụng ở
thì HTĐ, tham khảo mục I.B ở trên để hiểu rõ ứng dụng này.
Nhưng ta cũng có thể xem 2 hành động
trong 2 cụm từ này xảy ra cùng 1 lúc, vì khoảng thời gian chênh lệch không đáng
kể, do đó ta có thể sử dụng thì HTĐ cho cả 2 cụm từ này, khi đó ta viết lại như
sau:
As soon as the summer sets in,
cicadas are heard droning on everywhere (cụm từ "are heard droning
on" là cách sử dụng động từ chỉ giác quan ở dạng bị động, tham khảo mục
2 nằm ở phía trên trong bài này về loại động từ chỉ giác quan.)
+To draw near = đến gần, tiến đến
gần.
+ To wear on = đang trôi qua dần
(dành cho ngày, tháng, năm, các mùa trong năm)
+ As soon as the summer has set in =
on the summer having set in.
+ As soon as the summer sets in = on
the summer setting in.
+ To set in = bắt đầu (thường dành
cho các mùa trong năm).
+ To drone on = ngân nga như tiếng
ve, hoặc tiếng ê a kéo dài giống như tiếng học trò đọc bài ở các trường học
(dùng để mô tả 1 âm thanh kéo dài, đều đều về độ lớn).
Note D:
Verb + on = tiếp tục làm 1 việc gì đó
Verb + on = tiếp tục làm 1 việc gì đó
Khi 1 động từ nào đó được đi theo
sau bởi giới từ "on", thì có nghĩa là hành động tương ứng với động từ
đó sẽ được tiếp tục kéo dài, ví dụ như "to wear on", "to drone
on" trong các ví dụ trên.
Ex 1:
Although the rain starts to fall, he
is determined to cycle on = Mặc dù mưa đã bắt đầu rơi, nhưng anh ấy vẫn
quyết tâm tiếp tục đạp xe.
+++ To be determined to do s.t =
quyết tâm thực hiện điều gì, làm điều gì.
+++ To cycle = đạp xe.
Ex 2:
just read on, you will find that formula on one of the next pages = cứ tiếp tục đọc đi, bạn sẽ thấy công thức đó nằm ở 1 trong số những trang kế tiếp.
Ex 2:
just read on, you will find that formula on one of the next pages = cứ tiếp tục đọc đi, bạn sẽ thấy công thức đó nằm ở 1 trong số những trang kế tiếp.
Don't worry, I will pick you up at the airport
ReplyDelete