Bài 2: Nói thêm về các vấn đề liên quan đến phát âm.
Trong tiếng Anh, khi nói về âm/ nguyên âm/ phụ âm hay phiên âm của 1 từ thì là đang nói về ký hiệu của từ đó được thể hiện trong bảng phiên âm quốc tế, chứ không phải nói về các chữ cái tạo thành từ đó. Ví dụ trong từ "watch" có 2 chữ cái cuối là "ch", nhưng phụ âm cuối lại là /tʃ/, vì phiên âm quốc tế của nó là /wɒtʃ/. Đương nhiên là có nhiều lúc 1 số nguyên âm và phụ âm của 1 từ vô tình giống như các chữ cái của từ đó, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Do đó khi gặp 1 từ lạ trong tiếng Anh thì tốt nhất nên tra phiên âm quốc tế của nó để đọc, chứ không nên nhìn mặt chữ mà đọc.
Cũng không nên học các quy tắc đánh vần trong tiếng Anh, vì trong quy tắc đánh vần trong tiếng Anh có rất nhiều ngoại lệ không thể nhớ hết, không giống như quy tắc đánh vần trong tiếng Việt. Do đó khi áp dụng quy tắc đánh vần trong tiếng Anh để phát âm 1 từ lạ thì khả năng sai sẽ rất cao. Và đối với những người đã thuộc được phiên âm quốc tế của nhiều từ tiếng Anh rồi thì họ cũng có khả năng đoán được cách phát âm 1 từ lạ chẳng khác gì 1 người đã từng được học quy tắc đánh vần trong tiếng Anh.
Sau khi xem kỹ bài số 1 thì người học sẽ nắm vững 1 số điểm sau: 1) Các phụ âm thì có 2 dạng: âm rung (âm hữu thanh/voiced sound) và âm không rung (âm vô thanh/ voiceless sound/unvoiced sound), 2) Tất cả các nguyên âm đều là âm rung.
Hầu hết mọi từ trong Tiếng Anh đều được kết hợp bởi nguyên âm và phụ âm, vì vậy khi phát âm đại đa số các từ trong Tiếng Anh thì đều phải phát âm theo kiểu âm rung.
Để thấy được điểm khác biệt giữa âm rung và âm không rung, nên bật phát âm của từ điển Cambridge lên để so sánh cách phát âm của 2 từ "bad" và "bat", sẽ thấy từ "bad" được phát âm kéo dài hơn từ "bat", do trong phiên âm của từ "bad" là /bæd/ có âm cuối là phụ âm /d/ là 1 âm rung, do đó sẽ được đọc dài hơi hơn (do phải rung cổ họng lên khi đọc) so với phiên âm /bæt/ của từ "bat" có phụ âm cuối /t/ là một âm không rung.
Do phát âm không đúng về âm rung và âm không rung, nên có rất nhiều người đọc từ "egg" có phiên âm là /eɡ/ với phụ âm cuối là âm rung /ɡ/ nghe giống như 1 từ nào đó có phiên âm là /et/ với phụ âm cuối không rung là âm /t/.
Như đã biết, tất cả các nguyên âm đều là âm rung, nhưng có âm được phát ra ở phía trước xung quanh vùng miệng, có âm được phát ra ở khu vực giữa vùng miệng và cổ họng, có âm được phát ra ở ngay tại cổ họng, xem bảng dưới đây để biết khu vực phát âm của tất cả các nguyên âm đơn.
Việc biết được khu vực phát âm của các nguyên âm rất có lợi cho việc phát âm, ví dụ như 2 nguyên âm /ə/ và /ʌ/ đều có cách phát âm giống như âm /ơ/ của Tiếng Việt, nhưng khi tra bảng trên sẽ thấy được vị trí phát ra 2 nguyên âm này khác nhau.
Áp dụng bảng trên để phát âm từ "do" có phiên âm là "duː", vì trong phiên âm này có nguyên âm "uː" nên khi phát âm từ này thì cổ họng vừa rung lên, nhưng âm /uː/ lại được phát ra ở khu vực quanh miệng, nếu phát âm sai sẽ nghe giống như từ "đu" của tiếng Việt, vì âm "u" trong tiếng Việt được phát ra ở khu vực giữa miệng và cổ họng.
Lưu ý cách phát âm của 1 số âm hay bị phát âm sai, trong đó có 4 nguyên âm nằm ở hàng đầu tiên của bảng ở trên:
/ɪ/: được phát âm giống như âm /ɪə/ nhưng nghe ngắn hơn, gãy gọn hơn, khu vực âm phát ra ở phía trước xung quanh miệng(bật phát âm trong từ điển Cambridge để kiểm tra phát âm của các từ có chứa âm này như "river", "mirror", "different", "typical").
/iː / được phát âm giống như âm /i/ trong tiếng Việt, nhưng khu vực âm phát ra ở phía trước xung quanh miệng, không phải ở khu vực giữa miêng và cổ họng như âm /i/ trong tiếng Việt (bật phát âm trong từ điển Cambridge để kiểm tra phát âm của các từ có chứa âm này như "meet", "need", "leave", "bee").
/ʊ/: được phát âm giống như âm /ʊə/ nhưng nghe ngắn hơn, gãy gọn hơn, khu vực âm phát ra ở phía trước xung quanh miệng (Bật phát âm trong từ điển Cambridge để kiểm tra phát âm của các từ có chứa âm này như "book", "cook", "good", "pull").
/uː/: được phát âm giống như âm /u/ trong tiếng Việt, nhưng khu vực âm phát ra ở phía trước xung quanh miệng, không phải ở khu vực giữa miêng và cổ họng như âm /u/ trong tiếng Việt (Bật phát âm trong từ điển Cambridge để kiểm tra phát âm của các từ có chứa âm này như "two", "through", "do", "pool").
/r/: được phát âm giống như âm "r" trong tiếng Việt, nhưng phải cong lưỡi lên. Vì phải cong lưỡi lên khi phát âm nên từ nào có chứa âm này thường được phát âm nghe rất tròn, đặt biệt là tiếng Anh kiểu Mỹ rất coi trọng âm /r/ này kể cả khi nó đứng ở cuối từ, trong khi tiếng Anh kiểu Anh thường bỏ qua âm /r/ này nếu như nó đứng ở cuối từ, còn nếu nó đứng ở các vị trí khác thì tiếng Anh kiểu Anh đọc âm này cũng không nhiệt tình cho lắm, nên nghe không "tròn" bằng tiếng Anh kiểu Mỹ (Bật từ điển Cambridge lên để so sánh sự phát âm kiểu Anh và kiểu Mỹ cho các từ có chứa âm /r/ này, như các từ "heart", "four", "or").
/ʒ/: được phát âm giống như âm /r/ ở trên, nhưng 2 hàm răng phải khép lại giống như khi phát âm các âm /s/, /z/ (bật phát âm của từ điển Cambridge lên để kiểm tra phát âm của các từ có chứa âm này như "vision", "measure", "pleasure").
Bài 3:
Cách đọc danh từ số nhiều trong Tiếng Anh (cũng là cách đọc động từ ngôi thứ 3 số ít trong Tiếng Anh).
Có tất cả là 3 trường hợp đọc khác nhau như dưới đây, phụ thuộc vào âm cuối của danh từ hay động từ đó là loại âm vô thanh, âm rít (là âm khi phát ra sẽ tạo ra tiếng gió rít, gồm cả âm vô thanh lẫn hữu thanh), hay âm hữu thanh.
Lưu ý:
Muốn phát âm giỏi Tiếng Anh thì cần phải nắm vững âm nào là âm vô thanh, âm nào là âm hữu thanh, âm nào là âm rít, tức là phải xem kỹ 3 video clip hướng dẫn cách phát âm ở trên trong bài số 1. Khi đó không cần phải nghĩ ra các mẹo để nhớ các âm cụ thể ứng với 1 trường hợp cụ thể giống như 1 số tài liệu đã chỉ.
1) Phát âm là /s/
Vì âm /s/ là âm vô thanh (âm không rung) nên sẽ được dùng cho các từ có âm tận cùng là âm vô thanh như: /θ/, /p/, /k/, /f/, /t/.
Ví dụ:
cups /kʌps/beliefs /bɪˈliːfs/
cloths /klɒθs/
plates /pleɪts/
books /bʊks/
2) Phát âm là /ɪz/
Vì âm /ɪz/ nghe giống như 1 tiếng rít, nên được dùng cho các từ có âm tận cùng cũng tạo ra tiếng rít ở miệng khi phát âm bất kể là âm vô thanh hay hữu thanh, như: /s/, /z/, /ʃ/, /tʃ/, /ʒ/, /dʒ/.
Ví dụ:
buses /bʌsɪz/
quizzes /kwɪzɪz/
crashes /kræʃɪz/
garages /ˈɡærɑːʒɪz/
watches /wɒtʃɪz/
bridges /brɪdʒɪz/
3. Phát âm là /z/
Vì âm /z/ là âm hữu thanh (âm rung), nên được dùng cho các từ có âm tận cùng là âm hữu thanh.
Bài 4: Cách phát âm đuôi ED của động từ quá khứ
Có 3 trường hợp phát âm như dưới đây:
1. Đuôi /ed/ được phát âm là /t/:
Vì âm /t/ là âm vô thanh, nên được dùng cho các động từ có âm cuối là âm vô thanh như: /s/, /f/, /p/, /ʃ/, /tʃ/, /k/.
Ví dụ:
Hoped /hoʊpt/
Washed /wɔːʃt/
Catched /kætʃt/
2. Đuôi /ed/ được phát âm là /ɪd/: Khi động từ có âm cuối là âm /t/ hay /d/.
Ví dụ:
Wanted /ˈwɑːntɪd/
Added /ædɪd/
3. Đuôi /ed/ được phát âm là /d/:
Trường hợp này được áp dụng cho các động từ có âm cuối là âm rung, vì âm /d/ là 1 âm rung.
Ví dụ:
Cried /kraɪd/
Smiled /smaɪld/
Played /pleɪd/
Bài 5: Một vài khác biệt cơ bản giữa phát âm tiếng Anh kiểu Anh (BE) và tiếng Anh kiểu Mỹ (AE):
Lưu ý:
Nên dùng từ điển Cambridge dictionary online theo đường link phía dưới để kiểm tra phát âm của bất cứ từ vựng nào theo cả 2 kiểu BE và AE.
https://dictionary.cambridge.org/vi/dictionary/english/talk
1) Khi phụ âm “t” không được nhấn mạnh (tức là không có dấu nhấn trên nó), BE phát âm là “t”, AE phát âm là “d”.
Lưu ý:
+ Âm “t” trong từ “tiger” thì vẫn được phát âm là “t” trong AE, vì âm “t” này được nhấn mạnh, tức là có dấu nhấn đặt trên nó trong phần phiên âm “ˈtaɪ.ɡɚ”.
+ Trong phiên âm, những ký tự được thể hiện nhỏ hơn các ký tự khác hoặc được bỏ trong dấu ngoặc đơn (ví dụ như các ký tự “r”, “ə”…) thì có thể bỏ qua khi phát âm
2) Khi phụ âm “ɪ” không được nhấn mạnh (tức là không có dấu nhấn trên nó), BE phát âm là “ɪ”, AE phát âm là “ə”.
Lưu ý:
+ Âm “ɪ” trong từ “mirror” thì vẫn được phát âm là “ɪ” trong AE, vì âm “ɪ” này được nhấn mạnh, tức là có dấu nhấn đặt trên nó trong phần phiên âm “ˈmɪr.ɚ”.
+ Âm “ɪ” trong tiếng Anh (kể cả BE và AE), phát âm khác hẳn âm “ɪ” trong tiếng Việt, phát âm nghe gần giống như âm “ɪə” trong từ “here”, nhưng gãy gọn hơn, và được phát âm ở khu vực miệng trước gần với môi, trong khi âm “ɪə” được phát âm ra ở khu vực giữa vòm họng, kiểm tra bằng cách nghe phát âm của các từ “mirror”, “river”.
3) “ɑː” vs “æ”.
Lưu ý:
+ Âm “æ” được phát âm nghe gần giống với âm “a” trong tiếng Việt đối với BE, và được phát âm nghe gần giống với âm “e” trong tiếng Việt đối với AE, tuy nhiên cách phát âm thì khác hẳn với âm “a” trong tiếng Việt.
4) “əʊ” vs “oʊ”.
5) “ɒ” vs “ɑː”.
6) “ɔː” vs “ɑː”.
7) “eə” vs “e”.
8) “aɪl” vs “əl”.
9) Trong AE đôi khi 2 phụ “n” và “t” đi chung với nhau, khi phát âm người ta thường hay lượt bỏ âm “t”, tuy nhiên trong từ điển ít khi cập nhật vấn đề này.
10) Âm “dr”:
Lưu ý: do âm “dr” được kết hợp bởi 2 âm “d” và “r”, và cả 2 âm này khi phát âm đều phải cong lưỡi lên sao cho đầu lưỡi chạm vào thành trên của vòm họng, đều là âm rung, và đều không có bật hơi ra ở miệng khi phát âm, cho nên khi phát âm “dr” theo kiểu:
BE: Trước hết phải cong lưỡi lên cho đầu lưỡi chạm vào thành trên của vòm họng, rồi sau đó phát âm liên tiếp hai âm “d” và “r” sao cho cổ họng rung lên, không bật hơi ra miệng (nếu như không cong lưỡi lên và không làm cho cổ họng rung lên thì sẽ ra 2 âm “d” và “r” của tiếng Việt).
AE: Trước hết phải cong lưỡi lên cho đầu lưỡi chạm vào thành trên của vòm họng, rồi sau đó phát âm nghe giống âm “tr” trong tiếng Việt giọng miền Trung, sao cho cổ họng rung lên, không bật hơi ra miệng.
Lưu ý:
Phân biệt cách phát âm của 3 âm nghe khá giống nhau: âm “dr” trong AE; âm “tr” trong tiếng Anh (ví dụ như trong các từ “try”, “trim”, “train”, “true”..); và âm “tr” trong tiếng Việt giọng miền Trung (ví dụ như trong các từ “trong”, “trước”, “trên”, “trường”…):
+ Âm “ dr” trong AE (dream, dry, driver, drawing): đã được phân tích ở trên.
+ Âm “tr” trong tiếng Anh(try, trim, train, true): do âm “tr” được kết hợp bởi 2 âm “t” và âm “r”, trong đó âm “t” khi phát âm phải cong lưỡi lên, có bật hơi và cổ họng không rung, trong khi âm “r” khi phát âm cũng phải cong lưỡi lên, cổ họng rung lên và không bật hơi, cho nên khi phát âm “tr” phải kết hợp cả 2 cách phát âm của âm “t” và “r”, tức là phải cong lưỡi lên, rung cổ họng và bật hơi ra miệng khi phát âm âm “tr”. Tóm lại cách phát âm của âm “tr” trong tiếng BE giống hệt cách phát âm âm “dr” trong AE chỉ khác ở chỗ là có bật hơi ra ở miệng.
+ Âm “tr” trong tiếng Việt giọng miền Trung (trong, trước, trên, trường): không cong lưỡi, không bật hơi ra ở miệng, không rung cổ họng.
11) “juː” vs “uː”.
12) Âm “r” khi đứng sau 1 nguyên âm nào đó:
Trong BE thì âm “r” thường bị bỏ đi khi phát âm, còn trong AE thì âm “r” luôn được giữ lại, tức là khi phát âm phải cong lưỡi lên, dùng từ điển để so sánh cách phát âm trong các từ sau:
Bài 6:
Ví dụ về phát âm của 1 vài từ thông dụng nhưng hay bị phát âm sai:
1) Trường hợp 1 nguyên âm đi chung với phụ âm "l", khi đọc phải phát âm luôn âm "l" bằng cách cong đầu lưỡi lên để chạm hàm răng trên, nếu không cong đầu lưỡi lên thì sẽ phát âm sai.
Click vào các đường link ở dưới để nghe phát âm của 1 vài từ hay gặp.
a) ɜ:l
b) æl:
https://www.youtube.com/watch?v=FkV1rRbTWpU
c) ʌl
https://www.youtube.com/watch?v=8SmtCfAR2qY
d) ɒl
https://www.youtube.com/watch?v=zf31JT7Fu3c
https://www.youtube.com/watch?v=dy1oXRNuPkA
e) aɪl
https://www.youtube.com/watch?v=8QqK6RA5kzk
f) eɪl
https://www.youtube.com/watch?v=iXuytw2hZ6Y
https://www.youtube.com/watch?v=7Vj4Yf8t9NY
https://www.youtube.com/watch?v=VOQ8ffKa7mU
g) ɔɪl
https://www.youtube.com/watch?v=M0-2KjYqpmM
2) Khi 2 nguyên âm đứng kế tiếp nhau, người ta thường hay đọc nhanh và ghép lại còn 1 nguyên âm, do đó có những từ tuy rất quen thuộc, nhưng lại rất khó nhận ra do cách phát âm như thế.
Lưu ý:
Âm "ə" thường được phát âm rất nhẹ, và thường được bỏ qua.
https://www.youtube.com/watch?v=nvbnqj-4ZeI
https://www.youtube.com/watch?v=pqRAH4TuDR8
https://www.youtube.com/watch?v=4wHq8e8bdvA
3) Trước khi đọc 1 từ mới nào đó, phải tra từ điển để xem phiên âm của nó, không được nhìn vào mặt chữ/ chữ cái của nó, vì có rất nhiều từ trong tiếng Anh có cách đọc khác hoàn toàn với mặt chữ.
https://www.youtube.com/watch?v=2xA_ZAYgIRE
https://www.youtube.com/watch?v=cXuGrM0Wae4
https://www.youtube.com/watch?v=Ozcx-9Liacc
https://www.youtube.com/watch?v=_JO-ZI8C5do
https://www.youtube.com/watch?v=QbRZBZq_nK4
https://www.youtube.com/watch?v=NUCIm_S30EI
Comments
Post a Comment